Đèn check engine báo sáng là một trong những tín hiệu quan trọng trên bảng điều khiển xe hơi. Đèn engine hoạt động với vai trò phản ánh lỗi trong hệ thống động cơ. Các bạn nên hiểu rõ đèn này sẽ phản ánh những lỗi nào, qua đó có hướng xử lý hiệu quả, an toàn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Cứu Hộ 24h để sử dụng xe bền và tốt hơn nhé.
Nội dung bài viết
Đèn check engine là gì?
Trước khi tìm hiểu các nguyên nhân khiến đèn check engine sáng chúng ta cần hiểu rõ về bộ phận này. Đèn check engine, còn được gọi là đèn kiểm tra động cơ. Đây là một biểu tượng trên bảng điều khiển xe hơi để thông báo về sự cố hoặc lỗi trong hệ thống động cơ. Khi đèn check engine báo sáng, điều này có nghĩa là xe hơi gặp phải một vấn đề cần được xử lý.
Đèn check engine báo sáng là những lỗi gì?
Như đã nói thì đèn check engine có vai trò quan trọng. Các bạn cần theo dõi đèn này để phát hiện các lỗi động cơ quan trọng. Nếu phát hiện đèn check engine báo sáng, có thể xe của bạn đang gặp 1 trong các lỗi sau.
Cảm biến trục trặc
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây sự cố đèn check engine là cảm biến trục trặc bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách. Cảm biến này giúp xe hơi xác định vị trí của các bộ phận quan trọng như trục cam và trục khuỷu. Đa phần tình trạng đèn engine phát sáng sẽ phản ánh lỗi cảm biến và các bạn cần kiểm tra lại bộ phận này.
Bị lỏng hoặc hư hỏng nắp bình
Nắp bình xăng không đóng kín hoặc bị lỏng có thể gây ra sự rò rỉ khí xả vào hệ thống xăng. Điều này làm tăng áp suất trong hệ thống và gây ra thông báo lỗi đèn check engine. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây tổn hao nhiên liệu nhiều hơn. Trong các trường hợp khác có thể gây nguy hiểm khi các bạn đang lái xe.
Cảm biến oxy bị lỗi
Cảm biến oxy có vai trò đo lượng oxy trong khí thải của động cơ xe. Khi sử dụng lâu, cảm biến này có thể bị hỏng, không hoạt động đúng cách hoặc bị ô nhiễm. Điều này vô tình gửi tín hiệu sai đến hệ thống điều khiển động cơ và kích hoạt đèn check engine báo sáng.
Trục trặc bộ chuyển đổi xúc tác
Bộ chuyển đổi xúc tác hay còn gọi là catalytic converter. Bộ chuyển đổi giúp giảm thiểu khí thải có hại từ động cơ của xe trong quá trình hoạt động. Nếu bộ chuyển đổi xúc tác bị hỏng hoặc gặp vấn đề có thể làm tăng mức khí thải. Điều này sẽ kích hoạt và khiến đèn check engine báo sáng để thông báo lỗi.
Các bước xử lý khi đèn check engine báo sáng
Khi đèn check engine báo sáng, dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để khắc phục vấn đề.
- Kiểm tra nắp xăng: Đảm bảo nắp bình xăng đã được đóng kín chặt. Nếu nắp bình xăng bị lỏng hoặc hư hỏng, hãy thay thế nắp mới. Nắp xăng quá cũ hoặc không đóng kín được có thể gây hại cho xe về lâu dài.
- Giảm tốc độ và tải: hi đèn check engine báo sáng, hạn chế tốc độ và tải trọng của xe. Điều này có thể giúp giảm các vấn đề tiềm ẩn và bảo vệ hệ thống động cơ.
- Sử dụng các dịch vụ chẩn đoán tích hợp trên xe: Nhiều xe hơi hiện đại có tích hợp các dịch vụ chẩn đoán tự động. Hãy sử dụng các công cụ và chức năng này để kiểm tra mã lỗi và xác định nguyên nhân cụ thể của vấn đề.
Trong trường hợp đèn check engine tiếp tục báo sáng hãy đưa tới trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp. Các kỹ sư sẽ kiểm tra và xử lý vấn đề một cách chi tiết. Chuyên gia sửa chữa sẽ sử dụng các thiết bị chẩn đoán cao cấp để đọc mã lỗi và xác định nguyên nhân chính của sự cố. Sau đó, họ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục cụ thể như sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hỏng. Tiến hành làm sạch các thành phần bị ô nhiễm, hoặc điều chỉnh các thông số cần thiết.
Kết luận
Đèn check engine báo sáng là một trong những báo lỗi động cơ quan trọng khi điều khiển xe. Các lỗi này có thể gây nguy hiểm cho người lái hoặc khiến xe hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Để tránh lỗi phát sinh nặng nề, các bạn nên kiểm tra kỹ ngay sau khi phát hiện đèn engine báo sáng. Trường hợp xe bị lỗi nặng, đèn engine sáng liên tục hãy liên hệ Cứu Hộ 24h để được trợ giúp. Cứu Hộ 24h cung cấp dịch vụ cứu hộ tận nơi 24/7 trên khắp toàn quốc. Chúng tôi sẽ giúp các bạn phát hiện lỗi và giải quyết lỗi kịp thời để không gây gián đoạn trong chuyến đi.