Vô lăng xe bị rơ sẽ gây ảnh hưởng tới độ chính xác và dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Vậy vô lăng bị rơ là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng là gì? Cách khắc phục sự cố vô lăng xe bị rơ ra sao?
Bài viết sau đây của Cứu Hộ 24H sẽ cung cấp một số thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục sự cố lúc đó.
Nội dung bài viết
Vô lăng bị rơ là gì?
Vô lăng xe ô tô bị rơ là tình trạng khi mà độ rơ của vành tay lái lớn quá mức so với bình thường và gây ra độ trễ lớn lúc đánh lái. Việc này sẽ làm giảm đi phản ứng nhanh, tính cơ động và độ chính xác của vô lăng.
Độ rơ của vành tay lái xe ô tô chính là độ dài của cung quay tự do bắt đầu ở vị trí tác động làm cho bánh xe ô tô dịch chuyển về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe dịch chuyển về phía ngược lại.
Vô lăng xe cần có độ rơ nhất định nhằm đảm bảo sự an toàn và giảm phản lực xóc từ vị trí mặt đường truyền đến vành tay lái. Thông thường, độ rơ vành tay lái trợ lực dầu sẽ là 50mm, còn với xe không trợ lực thì là 75mm.
Nguyên nhân khiến vô lăng xe bị rơ
Có khá nhiều nguyên nhân làm cho vô lăng xe ô tô bị rơ. Đối với ô tô cũ đã dùng qua nhiều năm thì bị rơ là do những khớp nối trong các trục như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái,… xuống cấp và bị hao mòn nhiều.
Trong những dòng xe Sedan hay xe Hatchback thường sử dụng hệ thống treo trước McPherson cùng với hệ thống lái bánh răng – thanh răng, trợ lực hay thủy lực điện. Còn hệ thống lái của xe bị rơ thường là do bị hao mòn hoặc rô-tuyn bị hỏng.
Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến là do đâm đụng mạnh, va chạm gây ảnh hưởng tới hệ thống lái.
Dấu hiệu nhận biết vô lăng xe bị rơ
Đối với xe có hệ thống lái thông thường, khi ô tô đứng yên theo hướng thẳng thì độ rơ vô lăng chỉ khoảng từ 10 – 15 độ về từng phía. Sử dụng trục nhẹ để vô lăng quay. Tuy nhiên, nếu góc quay tự do vượt quá chỉ số ở trên thì hệ thống lái bị rơ.
Những bước để kiểm tra vô lăng:
- Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động bơm dầu, điều chỉnh lại. Kiểm tra mức dầu bơm dầu.
- Nổ máy, xoay vô lăng để 2 bánh xe phía trước hướng thẳng về trước.
- Xoay từ từ vô lăng đến khi 2 bánh trước dịch chuyển, đánh dấu ở trên thước thẳng.
- Xoay từ từ vô lăng theo hướng ngược lại đến khi 2 bánh trước đã bắt đầu dịch chuyển, sau đó đánh dấu ở trên thước thẳng.
- Khoảng cách của 2 điểm dấu trên thước là độ rơ vô lăng. Chúng ta cần phải kiểm tra và khắc phục sớm nếu như số đo này bị vượt quá mức quy định.
Cách chỉnh độ rơ vô lăng xe
Để khắc phục được độ rơ của vô lăng thì cần phải biết được nguyên nhân chính xác khiến cho vô lăng xe bị rơ. Trong trường hợp nếu vô lăng bị rơ chính là do những khớp nối trong các trục hao mòn và cần được thay thế. Từ đó mới chỉnh độ rơ vô lăng được.
Nhằm kiểm tra , xử lý một cách triệt để về tình trạng vô lăng xe bị rơ thì cần có kinh nghiệm lâu năm, nhiều thiết bị, máy móc hỗ trợ. Vì vậy, chủ xe nên đưa xe ô tô của mình đến những garage chính hãng hoặc xưởng sửa chữa uy tín.
Nhằm tránh gây ra tình trạng vô lăng thì chủ xe cần chú ý bảo dưỡng xe theo định kỳ và đúng hạn, kiểm tra hệ thống lái một cách thường xuyên.
- Độ khít hộp tay lái, đăng tay lái, giá đỡ,… nếu có phát sinh các sự cố thì cần khắc phục ngay hay thay thế mới.
- Độ rơ đăng tay lái và hành trình tự do của vành tay lái nếu như vượt quá mức chuẩn thì cần được điều chỉnh cho phù hợp.
- Bổ sung mỡ bôi trơn ở những khớp lái, chỉnh bạc lái thích hợp.
Kết luận
Vô lăng xe ô tô bị rơ có thể dẫn tới nhiều tình huống rất nguy hiểm. Nếu trường hợp xấu nhất thì nên phanh xe, cho xe dừng và gọi ngay cho Cứu Hộ 24H để kéo xe về.
Cứu Hộ 24H đã trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, đạt được các thành tựu nổi bật cả về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ. Cứu Hộ 24H đặt chữ tín lên hàng đầu, cố gắng hết mình trong việc cứu hộ xe an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm một phần chi phí cho khách hàng.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 0967 119 119
Email: cuuho24hh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 8, Ngách 189/61/6 Hoàng Hoa Thám, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam
Website: https://cuuho24h.vn